$875
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của qq8889. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ qq8889.Bài viết "Giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, đúng hay sai?" của Thanh Niên Online đăng tải ngày 9.3 thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc quan tâm. Người cho rằng việc giáo viên ở trường giải quyết công việc trong giờ hành chính là hợp lý để chăm chút nhiều hơn cho học sinh, còn nhiều ý kiến khác cho biết nên căn cứ trên hiệu quả thực tế công việc chứ không áp giờ cụ thể.Bạn đọc Bình Hoàng cho rằng không nên áp khung giờ giấc cố định phải ngồi ở trường làm việc từ sáng đến chiều. Bạn đọc này nêu lý do: "Từ lâu lắm rồi, đã có một thời Bộ Giáo dục quy định giáo viên phải làm việc 8 giờ một ngày tại trường, nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải bỏ ngay, vì không hiệu quả và gây nhiều phiền toái cho giáo viên và cả ban giám hiệu trong công tác quản lý nữa. Công việc giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên có tính đặc thù nên không nhất thiết phải làm việc 8 giờ/ngày. Thời nay có công nghệ cao, cứ gì phải ngồi tập trung với nhau mới có thể trao đổi, bàn bạc? Bây giờ còn có những nghề có thể làm ở bất cứ đâu, miễn là có máy tính và wifi là được".Tài khoản MrLucabarazi đưa quan điểm: "Mỗi tuần 23 tiết nhưng lại bắt đi làm từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là sai rồi. Còn việc giáo viên phải làm hết việc của họ là điều hiển nhiên, việc họ làm không đạt thì đã có quy chế/quy định".Người đọc lấy tên tài khoản Bạn đọc mới nêu quan điểm không nên cứng nhắc quy định giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, nên để giáo viên được dạy hết tiết có thể về, công việc miễn sao hoàn thành là được.Đồng quan điểm này, bạn đọc với tài khoản 25270 chia sẻ: "Cá nhân tôi cho rằng thời gian không nhất thiết phải nguyên tắc quá. Quan trọng là hiệu quả giảng dạy. Nếu bạn ở trường 4 tiếng mà học sinh của bạn vẫn tốt thì không vấn đề gì. Trong trường hợp phải ở lại đủ 8 tiếng thì vẫn không sai vì bạn đã hưởng lương cho 8 tiếng mỗi ngày".Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết theo cá nhân cô, giáo viên tiểu học khác giáo viên bậc THPT. Vì thường là giáo viên chủ nhiệm tiểu học đảm nhiệm dạy hầu hết các môn trong một lớp, đồng hành với các con suốt cả ngày, trừ một số tiết thuộc về các môn nghệ thuật, thể dục và kỹ năng, ngoại ngữ. Tuy nhiên các tiết này không chiếm nhiều thời gian nên giáo viên có thể được nghỉ ngơi trong thời điểm các môn học này diễn ra. Thời gian này, thầy cô có thể chăm sóc cho bản thân, lo công việc gia đình và nâng cao trình độ, ra ngoài giao tiếp học hỏi cũng là những việc cần thiết và bổ trợ cho việc định hướng và phát triển nghề nghiệp cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Theo cô Thảo sẽ rất là hợp lý khi giáo viên ở trường cả ngày trong giờ hành chính để theo kịp các con nhưng với điều kiện lương phải đảm bảo cuộc sống của các thầy cô. "Hiện nay, lương giáo viên tiểu học không cao, kiêm nhiệm nhiều nên sẽ thiệt thòi nếu bắt các thầy cô phải đồng hành suốt cùng các con. Nên chăng, cần tính thêm các tiết ở trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thầy cô một cách thỏa đáng thì đôi bên đều đạt được sự đồng thuận. Ví dụ như trường luôn có giáo viên để kịp thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh khi các con có sự cố hay sự việc bất ngờ xảy ra. Các con được thầy cô quan tâm, chăm sóc sâu sát và kịp thời giáo dục và hỗ trợ các con. Nhưng khi mà điều kiện làm việc, lương bổng còn chưa tốt như các trường ngoài công lập thì việc yêu cầu giáo viên đồng hành suốt cùng con trong cả ngày ở trường sẽ rất khó mà các thầy cô an tâm và đồng thuận. Phần Lan là nước làm được điều này, chúng ta nên nhìn cách quốc gia này triển khai chính sách giáo dục để thấy nghề giáo với mức lương cao và môi trường làm việc tốt để giáo viên yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình", cô Thảo chia sẻ thêm.Theo cô Thảo, hiện nay tại các trường tiểu học có tổ chức bán trú, giáo viên nếu tham gia công tác phục vụ quản lý bán trú được chi trả thêm phụ cấp hàng tháng, số tiền này được cộng thêm vào tiền lương mà các giáo viên được nhận hàng tháng, do đó việc giáo viên ở lại trường làm việc từ sáng tới chiều là hợp lý.Còn giáo viên bậc THPT, các giáo viên dạy theo tiết thì việc giáo viên phải ngồi làm việc ở trường từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là không cần thiết, trừ khi trường có phòng học bộ môn, phân công giáo viên trực phòng để hỗ trợ học sinh khi học sinh cần. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi chưa có phòng học bộ môn để trực như trên.Cô Phương Thu (tên giáo viên được thay đổi), giáo viên chủ nhiệm một trường tiểu học tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết với các giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học, không chỉ dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, học tập nâng cao chuyên môn, làm hoàn thành các công tác hồ sơ mà cô còn hỗ trợ công tác tổ chức, phục vụ bán trú của các em học sinh vào các giờ học sinh ăn trưa, ngủ trưa (có được tính phụ cấp thêm, chi trả hàng tháng cùng lương). Do đó cô thường có mặt, làm việc ở trường từ 7 giờ sáng tới 17 giờ chiều để giải quyết sổ sách, chấm tập vở cho học sinh và thấy thời gian làm việc như trên là hợp lý. "Nghị quyết 08 chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ viên chức TP.HCM là động lực để đội ngũ giáo viên cố gắng hoàn thành xuất sắc, hiệu quả công việc được giao", cô cho biết.Trả lời Thanh Niên Online, một cán bộ quản lý cấp phòng GD-ĐT một quận tại TP.HCM cho biết câu chuyện hiệu trưởng khuyến khích giáo viên làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 để giải quyết hết công việc trường lớp ở trường, chăm lo tốt cho học sinh học chậm, trao đổi chuyên môn trực tiếp giữa các đồng nghiệp, về nhà có thể lo việc gia đình, nghỉ ngơi có mục tiêu tích cực, hướng tới ý nghĩa nhân văn là vì học sinh. Điều này có thể là thỏa thuận, nội quy lao động trong mỗi tập thể, để hướng tới mục tiêu cao nhất là hiệu quả công việc. Tuy nhiên khi cán bộ quản lý trường học đưa ra một quy định nào, cần thông điệp, cách thức lan tỏa thông điệp rõ ràng để thuyết phục đội ngũ, vì sao phải làm như vậy, làm như vậy để đạt được mục tiêu gì, đo lường hiệu quả công việc bằng cách nào, nếu đạt được mục tiêu thì sẽ được những giá trị gì, được ghi nhận như thế nào...? Đồng thời, theo cán bộ cấp phòng GD-ĐT này, hiệu trưởng có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trước một số nhân sự cốt cán, năng lực làm việc tốt, có thể truyền cảm hứng, họ sẽ làm gương cho việc tập trung ở trường làm việc và cùng hỗ trợ đội ngũ của mình qua các việc như trao đổi bài giảng, tập huấn bồi dưỡng kiến thức... Dần dần, khi thấy hiệu quả, việc này sẽ được lan tỏa rộng hơn trong toàn thể đội ngũ. Và tất nhiên, trường học cũng cần chú ý cơ sở vật chất, bàn ghế, hệ thống mạng... phục vụ việc làm việc của giáo viên."Thực tế cho thấy nhiều trường ngoài công lập, ngoài việc làm 8 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi ngày ở trường, vào thứ bảy hàng tuần đội ngũ giáo viên còn tập trung ở trường để bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, và giáo viên đều tự giác, chủ động tham gia. Quan trọng là họ thấy hiệu quả, và việc học tập này bổ ích thật sự, mang lại giá trị thật sự", vị này trao đổi. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của qq8889. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ qq8889.Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương những thành tựu mà tập thể cán bộ, giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, các nhà khoa học của Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 đã đạt được, đóng góp vào sự phát triển vượt bậc của ngành y tế. Tổng Bí thư cũng ghi nhận sự quyết tâm của Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng trong việc tập trung xây dựng và hoàn thành đúng tiến độ đề ra các dự án Viện Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư và Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm.Tổng Bí thư đề nghị, với vai trò là bệnh viện chiến lược, tuyến cuối của quân đội và cả nước, trong những năm tới, Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cần tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, đổi mới quản lý.Trong đó, tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện tạo sự đột phá quan trọng về chất lượng chuyên môn, chất lượng chăm sóc phục vụ. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong khám chữa bệnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên môn giỏi, y đức trong sáng, quan điểm phục vụ bệnh nhân tận tụy và chấp hành tốt các chế độ chuyên môn; xây dựng bệnh viện chính quy, khoa học, tiên tiến.Để giữ vững uy tín và tiếp tục phát triển bền vững, Tổng Bí thư đề nghị Đảng ủy, Ban giám đốc bệnh viện, các giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, các nhà khoa học và tập thể cán bộ thầy thuốc bệnh viện tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.Tổng Bí thư lưu ý, bệnh viện cần không ngừng giữ vững và nâng cao toàn diện chất lượng chuyên môn về mọi mặt, lấy người bệnh làm trung tâm, hoàn thành tốt nhiệm vụ thu dung, cấp cứu, điều trị; kết hợp chặt chẽ giữa điều trị với nghiên cứu khoa học, huấn luyện đào tạo và chuyển giao kỹ thuật.Tổng Bí thư cũng yêu cầu cần có những cơ chế, chính sách đãi ngộ, đầu tư, mở rộng thêm các chuyên ngành đào tạo về y khoa, tạo điều kiện thu hút đội ngũ y, bác sĩ tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo liên tục, đào tạo sau đại học. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tiếp thu tinh hoa khoa học y học hiện đại, đưa nền y tế nước nhà tiến xa hơn nữa.Đối với công trình Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư và Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Tổng Bí thư yêu cầu, lãnh đạo, chỉ huy bệnh viện cần quan tâm làm tốt công tác kỹ thuật để vận hành công trình đảm bảo an toàn, đúng quy định, khai thác hiệu quả các trang thiết bị hiện đại, tránh lãng phí, thất thoát.Đồng thời, giáo dục cán bộ nhân viên có ý thức tốt trong bảo quản, vận hành, sử dụng có hiệu quả, hiệu năng, an toàn và chất lượng công trình để phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao của bộ đội và nhân dân.Các cơ quan của Chính phủ và Bộ Quốc phòng chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ bệnh viện tiếp tục được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, đồng bộ để ngày càng phát triển, sớm đạt tầm đẳng cấp quốc tế.Tòa nhà Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư có quy mô gồm 1 tầng hầm, 7 tầng nổi, diện tích sàn 19.684m2, bố trí 23 buồng bệnh (4 buồng bệnh VIP-A, 11 buồng bệnh VIP-B, 8 buồng bệnh VIP-C). Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm có quy mô 1 tầng hầm kết nối với đường hầm cụm công trình trung tâm và 7 tầng nổi với tổng diện tích sàn 15.379 m2 trên diện tích đất xây dựng 2.079 m2, bố trí 145 giường bệnh (có thể tăng lên 200 - 300% khi có dịch bùng phát), trong đó có 3 - 5 giường điều trị cách ly cho các lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và quân đội khi cần. Hai tòa nhà còn có hệ thống kỹ thuật đồng bộ. ️
Chiều 3.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Võ Quốc Khánh (48 tuổi, ngụ P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cáo trạng, vợ chồng anh N.V.H (41 tuổi) và chị N.T.T.N (40 tuổi) cần vay ngân hàng 1,25 tỉ đồng để xây nhà ở P.Hòa Khánh Nam (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) nhưng bị dính nợ xấu ngân hàng trên hệ thống lưu trữ nên không được giải quyết. Chị N.T.T.N nhờ người quen là Vũ Quốc Khánh đứng tên hồ sơ vay vốn ngân hàng. Ngày 1.10.2019, chị N. và Khánh thỏa thuận lập "văn bản xác nhận và cam kết" với nội dung: Chị N. đồng ý thực hiện ủy quyền và sang tên chuyển nhượng sổ đỏ cho Khánh để đại diện làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng; chịu trách nhiệm trả tiền gốc và lãi đối với các khoản vay. Còn Khánh không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch gì khác liên quan đến sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của chị N.Khánh ký hợp đồng thế chấp số đỏ cho Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) để vay giúp vợ chồng chị N. số tiền 1,25 tỉ đồng trong 20 năm. Ngân hàng NCB giải ngân số tiền cho Khánh và Khánh đưa cho chị N. sử dụng.Tuy nhiên, sau đó Khánh đưa ra thông tin gian dối mình là chủ sở hữu nhà và đất tại P.Hòa Khánh Nam rồi đăng tin bán nhà trên mạng xã hội mà không thông báo cho chị N. biết. Được 2 "cò đất" môi giới, vợ chồng anh Đ.H.L (34 tuổi) và chị N.T.N (36 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiều) đến gặp Khánh mua nhà với giá 1,89 tỉ đồng.Lợi dụng thời điểm không có vợ chồng chị N. sinh sống trong nhà, Khánh đưa vợ chồng anh L. vào xem nhà.Ngày 26.7.2021, vợ chồng anh L. đặt cọc cho Khánh 400 triệu đồng, Khánh hẹn trong 3 tháng (đến tháng 10.2021) sẽ ra công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Ngày 18.10.2021, anh L. và vợ chuyển 1,465 tỉ đồng vào tài khoản của Vũ Quốc Khánh tại Ngân hàng NCB để thực hiện việc giải chấp tài sản nhà và đất trên. Ngân hàng NCB đã thanh lý hợp đồng vay vốn và trả lại sổ đỏ cho Khánh. Ngày 21.10.2021 tại văn phòng công chứng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), anh L. giao số tiền mua nhà, đất còn lại là 25 triệu đồng cho Khánh và Khánh ký hợp đồng chuyển nhượng. Đồng thời, vợ chồng anh L. giao cho Khánh thêm 45 triệu đồng để mua lại toàn bộ nội thất trong nhà. Dù tài sản không phải của Khánh, nhưng Khánh vẫn bán bừa để nhận thêm tiền. Sau khi hoàn tất các thủ tục mua bán, đất vợ chồng anh L. đã dọn đồ đạc để vào sinh sống tại căn nhà nói trên.Tuy nhiên, vợ chồng anh anh L. ở chưa đầy nửa tháng, bị chủ nhà là vợ chồng chị N. phát hiện Khánh bán nhà nên khởi kiện, tố cáo, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để cấm mua bán ngôi nhà. Anh L., chị N. phải dọn ra khỏi ngôi nhà ở chưa được bao lâu.Trong quá trình điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Công an TP.Đà Nẵng còn tiếp nhận đơn của chị N.T.H (42 tuổi, ngụ xã Hòa Châu, H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) tố cáo Vũ Quốc Khánh chiếm đoạt 600 triệu đồng.Theo điều tra, năm 2014, Khánh chung sống với chị N.T.L (là em gái chị H.) đến tháng 9.2018 thì cưới hỏi. Trong thời gian này, Khánh nhiều lần mượn tiền chị H. để làm ăn kinh doanh. Cơ quan điều tra xác định đây là vay mượn dân sự nên không xem xét trong vụ án. ️
Liên quan đến những tranh cãi và phản ứng thái quá của các đội bóng ở vòng 13 V-League, ngày 18.2, Ban Kỷ luật VFF đã ra án phạt cho các hành vi này. Bên cạnh đó, Ban Trọng tài cũng đã có ý kiến chính thức về vấn đề này. HLV Văn Sỹ Sơn của CLB Quảng Nam bị phạt 5 triệu đồng và đình chỉ làm nhiệm vụ 2 trận do hành vi phản ứng với trọng tài. HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cầu thủ Văn Đức của CLB CAHN đã phạm lỗi với Phú Nguyên trong pha bóng dẫn tới bàn san bằng tỷ số 4-4 ở phút bù giờ cuối cùng của hiệp 2. Tuy nhiên băng hình đã khẳng định, cầu thủ Văn Đức không phạm lỗi.HLV Văn Sỹ Sơn đã không kiểm soát được cảm xúc, ném cả áo và thẻ làm nhiệm vụ xuống đất. Trong phòng họp báo, HLV Văn Sỹ Sơn tiếp tục công kích trọng tài. Cũng ở vòng 13, cũng có hành vi phản ứng trọng tài, HLV Velizar Popov của đội Thanh Hóa và HLV Lê Đức Tuấn của CLB Đà Nẵng đã nhận thẻ đỏ trong trận đấu nên VPF không kiến nghị VFF phạt bổ sung. Sau khi xem xét kỹ các tình huống này, Trưởng ban Trọng tài Đặng Thanh Hạ khẳng định các trọng tài đã làm đúng nguyên tắc. Trưởng ban Trọng tài VFF nói trên VTV: "Các trọng tài thực tế đã điều khiển các trận đấu đúng với tinh thần luật, đã phân tích các tình huống như những gì họ đã được học từ các khóa học của FIFA, các khóa học trong nước và tập huấn trước đó. Cho đến thời điểm này, phần lớn các trọng tài đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến kết quả trận đấu đều chính xác”. Cũng theo ông Đặng Thanh Hạ, việc áp dụng VAR cho đến thời điểm này đang phát huy hiệu quả tích cực dù vẫn còn xuất hiện một vài trường hợp chưa thực sự nhuần nhuyễn. ️